Canon 80D Body ( Hàng nhập khẩu )
Đánh giá ưu và nhược điểm Canon 80D
Máy ảnh Canon EOS 80D là một máy DSLR dòng bán chuyên, và là một sản phẩm đời tiếp theo của máy 70D. Máy có bộ cảm biến 24MP APS-C CMOS,Canon 80D được trang bị hệ thống lấy nét tự động kép theo pha Dual Pixel Cmos trên cảm biến có khả năng căn nét 45 điểm dạng chữ thập. Đây là một bước cải tiến lớn so với hệ thống AF 19 điểm của máyCanon 70D, dù không bằng với hệ thống lấy nét 65 điểm của chiếc máy ảnh thiên hướng chuyên nghiệp hơn làCanon 7D Mark II.
Ưu điểm
- Hệ thống lấy nét tự động kép Dual Pixel AF (AF) rất nhanh và chính xác
khi lấy nét liên tục ở chế độ live-view
- Khả năng lấy nét tự động liên tục khi quay phim rất xuất sắc
- Dải tần nhạy sáng (Dynamic range - DR) được cải tiến so với các đời máy trước
- Hệ thống 45 điểm lấy nét tự động dạng chữ thập (cross-type)
- Có thể bù sáng tới -3EV khi lấy nét tự động AF trung tâm
- Tích hợp cổng cắm microphone và headphone
- Thân máy thiết kế chắc chắn, chịu tác động thời tiết
- Màn hình LCD cảm ứng lật xoay hữu dụng
- Chế độ ISO tự động hoạt động xuất sắc, tốc độ chụp liên tục đến 7 hình/ giây
- Dung lượng Pin dài, tích hợp kết nối Wi-Fi và NFC
Nhược điểm
- Dải tần nhạy sáng Dynamic range chưa quá nổi bật
- Không quay video 4K
- Không có tính năng đánh giá độ phơi sáng bằng hiển thị sọc zebra
- Tính năng theo dấu chủ thể khi chụp qua kính ngắm khó dùng
- Các cài đặt tự động lựa chọn 45 điểm lấy nét thiếu trực quan
- Chế độ lấy nét FlexiZone-Multi khi chụp live-view khó dùng
Canon 80D và ống kính EF 18-135mm USM mới cùng được ra mắt
Tổng quan Canon EOS 80D
Máy ảnh Canon EOS 80D là một máy DSLR dòng bán chuyên, và là một sản phẩm đời
tiếp theo của máy 70D. Máy có bộ cảm biến 24MP APS-C CMOS, giống như ở máy 70D,Canon 80Dđược trang bị hệ thống
lấy nét tự động kép theo pha Dual Pixel Cmos trên cảm biến. Hệ thống lấy nét tự
động của Canon 80D có khả năng căn nét 45 điểm dạng chữ thập. Đây là một bước
cải tiến lớn so với hệ thống AF 19 điểm của máy Canon 70D, dù không bằng với hệ
thống lấy nét 65 điểm của chiếc máy ảnh thiên hướng chuyên nghiệp hơn làCanon 7D Mark II.
Máy ảnh Canon 80D có phần vỏ bằng polycarbonate và phần khung bằng hợp kim
magie được thiết kế chống bụi bẩn và hơi ẩm. Thiết kế của máy tương đối giống
với đời máy tiền nhiệm, phần lớn các thao tác điều khiển có thể thực hiện qua
màn hình cảm ứng lật xoay, cũng như qua những điểm điều khiển tắt bên ngoài.
Khả năng quay Video là một phần quan trọng của Canon 80D. Dù không có công nghệ
Video 4K, máy vẫn có khả năng lấy nét tự động liên tục khi quay Video 1080p tốc
độ 60 hình/s. Một jack cắm headphone đã được thêm vào để bổ sung cho cổng
microphone.
Một cải tiến lớn cho Canon 80D là hệ thống giảm rung cho gương lật (tương tự
với máy Canon 5DS và Canon 7D Mark II), hệ thống này sẽ giảm các hiệu ứng gây
nhòe mờ do ảnh hưởng của màn trập. Canon 80D cũng được trang bị bộ cảm biến đo
sáng 7560 pixel RGB+IR tương tự ở máy Rebel T6s và T6i, một cải tiến đáng kể so
với cảm biến kép 63 vùng ởCanon 70D. Bộ cảm biến mới này đem lại cho máy khả
năng theo dấu chủ thể qua khe ngắm. Tuy nhiên, không giống như máy 7D Mark II,
máy 80D không có hệ thống "Nhận dạng và theo dấu thông minh” (Intelligent
Tracking and Recognition – iTR) của Canon, một hệ thống sử dụng bộ cảm biến đo
và các thông tin phân tích khoảng cách để theo dấu chủ thể.
Bộ cảm biến mới
Trong lĩnh vực phát triển công nghệ mở rộng giải tần nhạy sáng (Dynamic range)
hiện nay, Sony đang là hãng đi đầu. Đối với Canon, EOS 80D đánh dấu một bước
tiến lớn trong việc phát triển cảm biến mới. Cảm biến CMOS của Canon 80D có dải
tần nhạy sáng tốt hơn hẳn máy ảnh Canon 70D hay Canon 7D Mark II.
Hệ thống lấy nét tự động kép Dual Pixel AF không chỉ cho phép lấy nét liên tục
khi quay phim, mà còn cả trong quá trình chụp ảnh tĩnh (khi chụp live-view).
Tính năng này lần đầu xuất hiện tại máy ảnh Canon 760D / Rebel T6s và nó đang
là điểm cộng cho Canon ở phân khúc máy ảnh tầm trung.
Máy ảnh Canon 80D cũng sở hữu cảm biến CMOS có dải tần nhạy sáng tốt nhất trong
số bất cứ cảm biến APS-C nào của Canon hiện nay, vượt trội đáng kể so với máy
ảnh tiền nhiệm và ngay cả máy ảnh 7D Mark II. Và khả năng chụp live-view của
máy cũng được đánh giá là một trong những phiên bản tốt nhất của dòng máy DSLR
tính đến nay, nhờ vào màn hình cảm ửng lật xoay và tương tác cảm ứng nhạy.
Mặc dù hệ thống AF 45 điểm ảnh của Canon 80D chưa được nâng cấp bằng người anh
lớn của nó là máy 7D Mark II, hệ thống này hoạt động cũng không tệ.
Với những người yêu thích quay phim, có nhiều lí do để thích máy ảnh Canon 80D,
nhưng cũng có vài điều cần lưu ý. Những chức năng như kéo focus trên máy 80D
cũng đơn giản như chạm vào màn hình. Và thanh trượt cho phép tốc độ focus được
tùy chỉnh theo ý thích. Việc bao gồm cả cổng microphone và headphone cũng giúp
ích cho tính năng quay video của máy 80D. Nhưng việc không có profile ảnh
phẳng, vạch sọc zebra hay HDMI có lẽ là một điều có thể khiến người dùng cân
nhắc. Đồng thời, cũng không có 4K.
Thiết kế
Thiết kế thân máy Canon 80D không thay đổi nhiều so với đời máy tiền nhiệm
Canon 70D. Thân máy có kích cỡ vừa phải, với nhiều phím điều khiển, trong khi
vẫn giữ được trọng lượng nhẹ một cách hợp lý. Thân máy được làm từ hợp kim nhôm
và có thể chống bụi và hơi ẩm. Nhìn tổng thể, các phím điều khiển được sắp đặt
logic, và menu máy trực quan dễ sử dụng.
Màn hình cảm ứng của Canon 80D đặc biệt hữu dụng khi sử dụng đồng thời với Menu
rút ngọn (Quick Menu) để nhanh chóng tiếp cận các chức năng chính. Việc chạm
vào để lấy nét hoặc chạm để thao tác các chức năng chụp rất hữu ích cho nhiếp
ảnh đường phố cũng như nhiếp ảnh đời thường tả thực. Thao tác này càng hữu dụng
hơn trong quá trình quay phim.
Chất lượng hình ảnh
So với Canon 70D, cảm biến ảnh Canon 80D độ phân giải lớn hơn tuy nhiên chất
lượng ảnh chụp không vượt trội so với máy ảnh tiền nhiệm ở cả hai chế độ Raw và
JPEG.
Tuy nhiên, dải tần nhạy sáng của ảnh Raw được cải thiện đáng kể. Và nếu bạn cần
xử lý file ảnh Raw của máy 80D, việc tăng dải nhạy sáng có thể mang đến sự khác
biệt lớn cho một số tình huống chụp. Cảm biến của máy 80D vẫn ở phía sau các
đối thủ cạnh tranh về mặt này (như là máy ảnh Nikon D7200 và Sony A6300), nhưng
với EOS 80D, Canon đã có bước tiến dài trong việc phát triển mở rộng dải tần
nhạy sáng (dynamic range).
Hệ thống lấy nét tự động Dual Pixel AF
Canon 80D có một hệ thống lấy nét tự động AF theo pha bao gồm 45 điểm ảnh chữ
thập. Khi chụp qua kính ngắm sử dụng một điểm lấy nét đơn lẻ hoặc một cụm điểm,
hệ thống lấy nét tự động của Canon 80D rất đáng tin cậy. Điểm lấy nét AF tại
trung tâm thậm chí còn nhạy hơn các điểm ảnh khác, điều này mang đến khả năng
lấy nét trong các điều kiện cực kỳ thiếu sáng.
Máy ảnh Canon 80D sở hữu khả năng lấy nét bám theo chủ thể khi chụp qua kính
ngắm, qua chế độ tự động lựa chọn 45 điểm ảnh. Tuy nhiên hệ thống có thể gây
bối rối cho người dùng trong một vài hoàn cảnh chụp. Và bằng mặc định Canon 80D
cố gắng tự động định vị một chủ thể để bám theo, khả năng này của máy chưa được
tốt. May mắn thay, chế độ này có thể chuyển sang lựa chọn tùy chỉnh trong menu.
Lấy nét tự động Live-view AF
Như đã nói từ trước và sẽ nhắc lại, máy ảnh Canon 80D mang đến một trong những
trải nghiệm chụp live-view mạnh mẽ nhất trong số các máy DSLR tính đến nay. Khả
năng lấy nét tự động liên tục khi chụp ảnh tĩnh là một tính năng tương đối mới
của dòng DSLR, chúng ta đã thấy nó được sử dụng trong máy ảnh Rebel T6S và giờ
là Canon 80D. Và trong khi chế độ AF của live-view được mượn từ dòng máy ảnh
compact Powershot (và ở khía cạnh nào đó vẫn chưa đủ tinh tế), trải nghiệm nói
chung vẫn rất tuyệt vời.
Chế độ nhận diện khuôn mặt rất hữu dụng khi chụp ảnh bạn bè và gia đình. Tuy
nhiên chế độ nhận diện này không đặc biệt biệt hữu ích khi chụp trong thể thao,
hoặc chụp từ xa.
Quay phim
Rất dễ dàng để quay được những video đẹp, chất lượng cao với Canon 80D. Hệ
thống lấy nét tự động kép Dual Pixel AF khiến cho việc lấy nét liên tục bám
theo chủ thể vô cùng chính xác trong suốt quá trình quay phim. Thực tế là Canon
80D có khả năng lấy nét tự động tuyệt vời nhất khi quay phim so với những máy
DSLR khác.
Stereo microphone gắn trong máy ảnh đã được chuyển gần hơn ra đằng trước máy để
đạt được chất lượng tổng thể tốt hơn, và một cổng headphone đã được bổ sung để
thêm đầu vào từ microphone. Chất lượng video đã tương đối được cải thiện so với
máy tiền nhiệm, và dường như tốt hơn Nikon D7200. Tuy nhiên, khi so sánh chất
lượng quay phim ở độ phân giải 1080p, độ chi tiết bị giảm hoặc "hơi mềm” trong
một số tình huống quay.
Và như đã nhắc đến ở trên, Canon 80D cũng không có các công cụ xử lý video như
hiển thị vạch sọc zebra, tính năng đánh dấu điểm lấy nét focus peaking hoặc lựa
chọn C-log gamma (đường curve để đánh giá các cấp độ màu sắc). Người sử dụng có
lẽ sẽ không cần đến tính năng đánh dấu điểm lấy nét (bởi hệ thống lấy nét tự
động kép Dual Pixel AF đã rất hiệu quả trong việc thay thế maunual focus),
nhưng sẽ khá tuyệt nếu có các công cụ còn lại.
So sánh với các máy ảnh khác
Chất lượng video của Canon 80D được tối ưu hóa, cả về độ chi tiết cũng như độ
phân giải, nhất là khi so sánh với các máy ảnh khác. Khi so sánh với Nikon
D7200, chiếc máy ảnh có thể là đối thủ cạnh tranh gần nhất với Canon 80D, 80D
rõ ràng đã chiến thắng cả về chất lượng lẫn các tính năng. Điều này đặc biệt
đúng khi bàn tới khả năng lấy nét tự động trong quá trình quay video: D7200 gặp
các vấn đề không khóa nét khi quay, trong khi Canon 80D hoàn toàn không gặp khó
khăn gì trong việc khóa nét và duy trì lấy nét liên tục.
Tuy vậy cả Nikon D7200 và Canon 80D đều đang hơi có phần chưa bắt kịp xu thế
khi xét đến những chiếc máy ảnh APS-C không gương lật có tích hợp công nghệ 4K,
như Sony A6300.
Các thông số của Canon 80D có thể trông không bằng máy A6300, nhưng thông số kỹ
thuật không phải là tất cả. Trong phần lớn các phương diện, Canon 80D mang đến
cảm giác là một sản phẩm hoàn chỉnh tinh tế hơn trong cả thiết kế và hoạt động.
Nó cũng dễ sử dụng hơn nhiều. Vì những lí do đó, máy ảnh Canon 80D có khả năng
là lựa chọn hấp dẫn hơn cho người dùng bán chuyên. Điều này đặc biệt đúng nếu
bạn không quá để ý đến thông số kỹ thuật và quan tâm hơn đến việc chụp được ảnh
mà không bị lạc lối giữa hằng hà sa số những lựa chọn trong menu. Sony A6300 hỗ
trợ nhiều tính năng hơn khi quay video (biểu đô ảnh phẳng - flat picture
profile, cảnh báo zebra), nhưng nó chỉ hữu ích khi bạn biết sử dụng những tính
năng này.
Là phiên bản nâng cấp từ máy Canon 70D, có rất nhiều lý do để ưa thích máy ảnh
Canon 80D, nhưng có lẽ chưa đủ để bạn đổi sang Canon 80D từ Canon 70D, trừ khi
bạn thích quay phim. Tuy nhiên nếu bạn đang cân nhắc chuyện nâng cấp máy từ một
chiếc EOS dòng Entry, Canon 80D thật sự là một sự lựa chọn tự nhiên và xuất sắc
trong gia đình DSLR của Canon. Và nếu bạn đang so sánh lựa chọn giữa Canon 80D
và 7D Mark II, bạn sẽ thấy khó khăn hơn, điều mấu chốt là bạn coi trọng yếu tố
nào hơn, một hệ thống lấy nét tự động AF tốt hơn (trong máy 7D Mark II), hay
dải tần nhạy sáng vượt trội, màn hình cảm ứng lật xoay tiện lợi, và hệ thống
Dual Pixel AF đầy ấn tượng của máy ảnh Canon 80D.
Lời kết
Là máy ảnh được thiết kế tuyệt vời, điểm hấp dẫn chính yếu của Canon 80D là sự
dễ dàng tiện lợi khi sử dụng. Máy có cấu trúc tốt, các phím điều khiển đa dạng
bố trí hợp lý, và có thiết kế thân thiện. Chất lượng hình ảnh có thể phần nào
đó chưa bằng những máy ảnh tốt nhất cùng phân khúc (đó là lí do chính mà máy
chưa đạt điểm tuyệt đối của người đánh giá), nhưng nhìn về tổng thể, máy vẫn
cực kỳ có tính cạnh tranh. Đặc biệt lưu ý rằng Canon 80D có dải tần nhạy sáng
ảnh Raw tốt nhất trong số các máy ảnh APS-C hiện hành.
Đối với nhiếp ảnh hành động hoặc nhiếp ảnh thể thao chuyên nghiệp, một số máy
ảnh khác cùng phân khúc có hệ thống lấy nét tự động AF tốt hơn so với máy ảnh
Canon 80D. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những nhà làm phim chuyên nghiệp.
Tuy nhiên về tổng thể, máy 80D là một lựa chọn tuyệt vời cho những người chụp
nghiệp dư đang tìm kiếm một máy ảnh kiêm máy quay để lưu giữ những khoảnh khắc
tươi đẹp của cuộc sống hàng ngày, như khoảng thời gian dành cho gia đình và bạn
bè.
Và cho những người chụp Canon vẫn chưa nhắm đến chiếc máy ảnh này mà đang đợi
chờ một chiếc máy DSLR có chất lượng tốt hơn trong tương lai, những cải tiến mà
Canon đã làm với EOS 80D là một dấu hiệu cho thấy một tương lai sáng đối với
dòng máy ảnh cùng phân khúc của nhãn hiệu này.
Hãng sản xuất | Canon |
Loại sản phẩm | DSLR |
Kiểu máy | Bán chuyên |
Độ phân giải | 24 megapixels |
Định dạng cảm biến | CMOS-DIGIC 6 |
Kích thước cảm biến | APS-C (22.5 x 15 mm) |
Zoom quang | N/A |
Zoom số | N/A |
Dải tiêu cự | N/A |
Độ mở ống kính | N/A |
Độ nhạy sáng ISO | Auto, 100-16000 (expands to 25600) |
Chống rung | N/A |
Lấy nét tự động | Có |
Lấy nét tay | Có |
Chế độ Marco | N/A |
Tốc độ chập nhỏ nhất | 30 sec |
Tốc độ chập lớn nhất | 1/8000 sec |
Đèn flash trong | Có |
Khoảng hoạt động của đèn | 12.00 m (at ISO 100) |
Đèn flash ngoài | Có hỗ trợ |
Chế độ bù sáng | ±5 (at 1/3 EV, 1/2 EV steps) |
Chế độ đo sáng | Multi,Center-weighted, Spot, Partial |
Chế độ ưu tiên khẩu độ | Có |
Chế độ ưu tiên độ chập | Có |
Ống kính tương thích | Canon EF/EF-S |
Tốc độ chụp liên tục | 7hình/s |
Chế độ quay phim | Full HD 1920 x 1080 (30p, 25p, 24p) |
Định dạng thẻ nhớ | SD/SDHC/SDXC (UHS-I support) |
Bộ nhớ trong | Không |
Định dạng file ảnh thô | Có |
Khe ngắm quang học | Có (100%) |
Kích thước màn hình LCD | 3'' |
Độ phân giải màn hình LCD | 1,040,000 điểm ảnh |
Chế độ ngắm ảnh sống | Có |
Kiểu pin | LP-E6N lithium-ion battery |
Trọng lượng (bao gồm pin) | 730 g (1.61 lb / 25.75 oz) |
Kích cỡ | 139 x 105 x 79 mm (5.47 x 4.13 x 3.11″) |
Phụ kiện kèm theo | Đầy đủ theo tiêu chuẩn nhà Sản Xuất |